• Đối với hầu hết mọi việc trong cuộc sống, bạn càng lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể thì càng đạt hiệu quả cao. Điều này đặc biệt đúng khi tìm kiếm việc làm. Có một số chiến lược giúp bạn nhanh chóng tìm được công việc mơ ước, đặc biệt khi quỹ thời gian của bạn không nhiều. Hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây để có thể tìm việc thông minh và hiệu quả hơn nhé.

    Ngừng trì hoãn

    Điều quan trọng đầu tiên là ngừng ngay thói quen trì hoãn. Thay vì dành trọn 60 phút cho bữa trưa, tại sao bạn không dành ít nhất một nửa thời gian này để nghiên cứu, tìm hiểu các công ty bạn đang nhắm đến hoặc cập nhật các tài liệu phục vụ cho việc tìm kiếm công việc mới? Tất nhiên, không nên làm điều này trên máy tính của công ty nơi bạn đang làm việc, mà tốt nhất là trên điện thoại cá nhân.

    Tham khảo: Viec lam Nghe An từ nhà tuyển dụng hàng đầu đang được đăng tuyển

    Biết mình muốn gì

    Trước khi thực hiện bất cứ điều gì, hãy xác định rõ mục tiêu của bản thân, cân nhắc tính khả thi và tìm ra các bước để đạt được chúng. Nếu không có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ lãng phí thời gian và năng lượng để tìm ra lối đi.

    Mục tiêu này không chỉ liên quan đến con đường sự nghiệp của bạn mà còn là cách bạn muốn sống cuộc sống của mình. Nó nên là sự kết tinh giữa các giá trị cơ bản trong đời sống xã hội và niềm tin, lý tưởng của riêng bạn.

    Tổ chức tốt

    Chuẩn bị sẵn những thứ liên quan đến hồ sơ cá nhân, càng đầy đủ càng tốt, cả trực tuyến và tài liệu trên giấy. Tạo một thư mục trên máy tính của bạn để chứa tất cả mọi thứ cần thiết bao gồm CV, thư xin việc, các vật mẫu và tài liệu tham khảo. Thêm vào đó, bạn có thể tạo các bản chụp màn hình của các tin đăng công việc (bao gồm mô tả công việc đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ, yêu cầu về trình độ, kỹ năng... và lưu vào file excel để khi cần có thể xem lại, đề phòng việc bạn quên mình đã ứng tuyển vào vị trí nào, ở công ty nào.

    Tham khảo: Tin tuyển phụ bếp tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn mới nhất 

    Bằng cách đó, bạn đã sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu chuyên nghiệp trong tích tắc và theo dõi mọi thứ đang diễn ra trong quá trình tìm kiếm việc làm của bạn. Một không gian làm việc gọn gàng, ngăn nắp cũng phản ánh một tâm trí được tổ chức tốt.

    Nguồn: Careerlink


    your comment
  • Quản lý bản thân rất quan trọng vì nó có thể đem đến những thay đổi lớn cho cuộc sống của bạn.

    1. Tại sao kỹ năng chủ động lại quan trọng?

    Nhiều nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những nhân viên có thể phản hồi và giải quyết tốt các vấn đề. Vì vậy, việc bạn gây ấn tượng với họ bằng cách thể hiện sự chủ động hay là kỹ năng đàm phán của mình cũng rất hữu ích khi bạn ứng tuyển công việc và phỏng vấn. Chủ động cũng là kỹ năng sống rất quan trọng, rèn luyện được kỹ năng này, biết đâu trong tương lai bạn sẽ có khả năng để trở thành quản lý hoặc vị trí cao hơn.

    >> Tham khảo web tuyển dụng uy tín hàng đầu hiện nay

    2. Tại sao kỹ năng tổ chức lại quan trọng?

    Kỹ năng này cải thiện việc làm và cả cuộc sống của bạn. Những người có kỹ năng tổ chức sẽ biết lập danh sách, lên lịch hoặc nhật ký và có thể tự quản lý trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và công việc. Kỹ năng này còn giúp bạn chuyên nghiệp hơn và hoàn thành công việc hiệu quả hơn.

    3. Tại sao tính trách nhiệm lại quan trọng?

    Nếu là người có trách nhiệm và có thái độ lạc quan, bạn sẽ được mọi người tin tưởng và giao phó công việc. Trong khi đi làm cũng vậy, nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn sẽ coi trọng công việc họ giao cho bạn và coi đó là cơ hội để họ có thể được tin tưởng để giao cho bạn những công việc quan trọng hơn trong tương lai.

    >>Xem ngay thông tin tuyển dụng mới nhất cho ứng viên tìm việc làm bắc ninh

    Nguồn: vn.jokobo


    your comment
  • Dưới đây là một số từ vựng nên dùng trong buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh. Hãy tham khảo để chuẩn bị cho mình những danh sách từ vựng liên quan nhất. Bên cạnh việc học thuộc nghĩa thì bạn nên đặt chúng vào từng mẫu câu khác nhau để ghi nhớ nhanh chóng hơn. 

    Đọc thêm: Danh sách việc làm chủ yếu Hải Phòng thu hút nhiề ứng viên ứng tuyển nhất hiện nay

    Từ vựng chủ đề tính cách

    Cautious: cẩn trọng, cẩn thận

    Clever: thông minh

    Honest: thành thật

    Enthusiastic: nhiệt tình

    Hard-working: chăm chỉ

    Ambitious: có nhiều tham vọng

    Creative: sáng tạo

    Professional: chuyên nghiệp

    Confident: tự tin

    Independent: độc lập

    Tactful: khéo léo

    Patient: kiên nhẫn

    Sociable: thân thiện

    Reliable: đáng tin cậy

    Từ vựng chủ đề công sở

    Salary/pay: tiền lương

    Opportunities for growth: nhiều cơ hội phát triển

    Recruiter: nhà tuyển dụng

    Job advertisement: quảng cáo tuyển dụng

    HR department: bộ phận nhân sự

    Supervisor: sếp, người giám sát

    CV (Curriculum Vitae): bản lý lịch cá nhân

    Align: sắp xếp

    Work ethic: đạo đức nghề nghiệp

    Team player: đồng đội, thành viên trong đội

    Good fit: người phù hợp

    Work style: phong cách làm việc

    Từ vựng chủ đề kỹ năng

    Analytical skill: kỹ năng phân tích

    Soft skill: kỹ năng mềm

    Problem – solving: giải quyết vấn đề

    Communication skills: kỹ năng giao tiếp

    Collaboration skill: kỹ năng hợp tác

    Time management: quản lý thời gian

    Coordination skill: kỹ năng phối hợp

    Negotiation skill: kỹ năng đàm phán

    Decision making: khả năng ra quyết định

    Teamwork: làm việc nhóm

    Interpersonal skill: kỹ năng giao tiếp

    Từ vựng chủ đề học vấn

    Undergraduate: chưa tốt nghiệp Đại học 

    Bachelor of…: bằng cử nhân chuyên ngành…

    Qualification: bằng cấp

    Being Trained: đã được đào tạo

    Experience: Kinh nghiệm 

    Education level: trình độ học vấn

    Đừng bỏ lỡ: Các trang web đăng tuyển dụng miễn phí giúp tin tuyển dụng được phủ rộng

    Nguồn: topcv


    your comment
  • Hầu hết mọi người nghĩ rằng với nghề công nghệ thông tin (CNTT), các kỹ năng như giải quyết vấn đề, giao tiếp và thuyết trình hiếm khi được xét tới thì trên thực tế đó là những kỹ năng phải có cho một người làm CNTT thành công.

    Thuần thục các kỹ năng với máy tính và xử lý lỗi là một phần thiết yếu của một người làm việc trong lĩnh vực CNTT, nhưng nếu nghĩ như vậy là đủ thì bạn khó có thể tiến xa. Dưới đây là những kỹ năng mềm bạn nên luyện tập để trở thành một người chuyên nghiệp:

    Xử lý sự cố

    Khi bạn chịu trách nhiệm về những vấn đề như máy tính, mạng, phần mềm hoặc website, điều tối quan trọng là bạn phải biết cách xử lý các sự cố. Điều này có nghĩa là bạn phải biết cách phát hiện ra vấn đề cũng như phát triển các giải pháp một cách nhanh chóng. Kỹ năng xử lý sự cố không chỉ có nghĩa là “phản ứng lại” mà còn phải là “chủ động”. Ví dụ, nếu một nhóm CNTT phát hiện ra một lỗ hổng an ninh trong công ty, họ phải biết cách tiến hành xử lý vấn đề cũng như nâng câp hệ thống để phòng ngừa các nguy cơ an ninh chứ không chỉ chờ đến lúc công ty bị hack mới hành động.

    Đọc thêm: Những vị trí việc làm phù hợp với ứng viên đang có nhu cầu tìm việc làm tại Bắc Giang không cần bằng cấp 

    Giao tiếp

    Làm việc trong môi trường CNTT yêu cầu sự giao tiếp và tương tác gần như ngay tức thời. Bất cứ khi nào sự cố máy tính xảy ra, hoặc khi bạn quản lý một nhóm, bạn phải biết làm thế nào để tương tác và giao tiếp tốt với những người khác dù ở bất cứ cấp nào. Bạn cần biết cách trình bày và giải thích vấn đề rõ ràng, cùng những người khác tìm ra và thực hiện giải pháp, giao nhiệm vụ cho cả nhóm một cách hiệu quả.

    Khả năng dịch thuật ngữ chuyên ngành

    Khi làm việc trong lĩnh vực công nghệ, bạn sẽ bắt gặp nhiều thuật ngữ chuyên cho lĩnh vực mà bạn làm, thường thì những người ngoài ngành không thể hiểu được. Đó là lý do vì sao các kỹ sư CNTT chuyên nghiệp cần phải có kỹ năng giải thích các vấn đề phức tạp cho những người chỉ có một chút hoặc không hề biết gì về lĩnh vực CNTT. Nếu máy tính của một nhân viên bị lag vì anh này không có đủ RAM, người kỹ sư phải biết cách giải thích các vấn đề này để bất cứ ai cũng có thể hiểu được.

    Làm việc nhóm

    Để có một sự nghiệp thành công trong mảng CNTT, bạn phải biết cách làm việc với nhiều người. Dĩ nhiên, cũng có những dự án mà bạn đóng vai trò duy nhất từ đầu đến cuối, thế nhưng hầu hết các dự án đều cần sự hợp tác chặt chẽ của nhiều kỹ sư. Là một thành viên của nhóm CNTT, bạn cần biết cách lắng nghe người khác, nhận chỉ trích và hướng dẫn cũng như chịu trách nhiệm thực hiện mọi thứ một cách đúng đắn và đúng hẹn.

    Tham khảo: Trang tuyển dụng chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài

    Thuyết trình

    Làm việc trong lĩnh vực CNTT yêu cầu bạn phải có khả năng thuyết trình thoải mái và tự tin trước đám đông. Bất cứ khi nào bạn trình bày sản phẩm của nhóm mình cho một cấp cao hơn, giải thích điều gì đó mới cho mọi người trong bộ phận hoặc trình bày trong một buổi đào tạo, kỹ năng thuyết trình là rất quan trọng với những người chuyên nghiệp. Với tư cách là một người làm CNTT chuyên nghiệp, bạn được kỳ vọng có thể thuyết trình độc lập trong một buổi họp quan trọng mà không gặp phải vấp váp nào.

    Nguồn: nhanlucit


    your comment
  • 1. Tạo tài khoản trên các website 

    Truy cập vào website đăng tin tuyển dụng miễn phí và thực hiện:

    Chọn mục đăng ký Dành cho Nhà Tuyển Dụng

    Chọn “Đăng ký”

    Điền thông tin

    Điền mã xác nhận hoặc nhấp link xác nhận (được hệ thống gửi về email)

    Đừng bỏ lỡ: Các trang đăng tin tuyển dụng miễn phí được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn

    2. Soạn nội dung đăng tin 

    Sau khi đã đăng ký tài khoản thành công, bạn sẽ được quyền truy cập vào phần quản lý tin đăng và bắt đầu soạn nội dung tuyển dụng trên đó.

    Như đã nói ở trên thì soạn nội dung tin tuyển dụng bạn lần lượt điền các thông tin vào các trường bắt buộc có trong phần soạn tin. Ví dụ như: tên vị trí cần tuyển, yêu cầu công việc, yêu cầu ứng viên, mức lương, thời gian nộp hồ sơ, thông tin nhà tuyển dụng,…..

    Đừng bỏ qua: Các cơ hội việc làm cho người lớn tuổi tại Cần Thơ có chế độ tốt

    3. Lưu và cập nhật thông tin 

    Sau khi tin đăng được hoàn thành, bạn lưu lại link job để thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi nào đó trong quá trình tuyển dụng.

    Nguồn: hrchannels


    your comment


    Follow this section's article RSS flux
    Follow this section's comments RSS flux