• Affiliation trong Cv là danh sách các tổ chức, hiệp hội việc làm chuyên nghiệp  bạn từng làm thành viên. Để hiểu tường tận hơn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

    Khái niệm Affiliation

    Thuật ngữ affiliation nghe có vẻ lạ lẫm nhưng quả thực đây là một khái niệm rất hay sử dụng trong khi đề cập đến CV. Vậy Affiliation trong CV là gì? Khi dịch sang tiếng Việt từ này mang ý nghĩa "sự liên kết". Còn trong CV thì thuật ngữ này sẽ được hiểu là "liên kết chuyên nghiệp".

    Hiểu theo một cách đơn giản từ Affiliation được dùng để chỉ danh sách các tổ chức chuyên nghiệp hay hiệp hội nghề nghiệp mà bạn từng tham gia với tư cách là thành viên. Hay hiểu rằng nó giống như việc bạn đang trình bày những kinh nghiệm làm việc của mình tại các công ty khác nhau trong quá khứ.

    Trong những trường hợp bạn đã từng được nắm giữ những vị trí chức vụ quan trọng trong công ty, tổ chức đó hãy liệt kê đầy đủ vị trí nghề nghiệp của mình. Những vấn đề thuộc Affiliation trong CV đóng vai trò giúp bạn tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, vì đó là một khối liên kết nên những dữ liệu bạn nêu ra cần liên quan đến công việc bạn ứng tuyển.

    >> Xem thêm: Tìm hiểu về mức lương thủ quỹ tại đây

    Vai trò của Affiliation trong CV

    Những ứng viên khi tham gia ứng tuyển vào một vị trí làm việc thường được phân chia thành 2 loại: những người có kinh nghiệm, những người không có kinh nghiệm. Trong mỗi trường hợp vai trò của Affiliation lại mang một ý nghĩa khác nhau.

    Đối với những ứng viên có kinh nghiệm

    Với những người đã có kinh nghiệm trong vị trí việc làm ứng tuyển thì nhân tố Affiliation trong Cv của bạn chính là dùng để nói về những chức danh nghề nghiệp, vị trí công việc bạn đảm nhận. có thể lấy ví dụ để mọi người có thể hiểu rõ hơn về Affiliation như sau:

    "Bạn ứng tuyển vào vị trí Design cho một công ty chuyên về Thiết kế với yêu cầu ít nhất có 1 năm kinh nghiệm trong nghề. Vậy bạn cần liệt kê những công việc design cho những công ty thiết kế khác mình từng làm việc. Hoặc bạn từng làm vị trí design cho một doanh nghiệp nào đó."

    Đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm làm việc

    Nếu bạn trong đối tượng những người chưa có kinh nghiệm làm việc, sinh viên mới ra trường thì Affiliation có vai trò như thế nào? Đó sẽ là nơi để bạn thể hiện, đề cập đến những hoạt động ngoại khố, những sự kiện bạn tham gia mang tính chất cộng đồng khi còn là sinh viên. Hoặc đó cũng là những kế hoạch, dự án cá nhân của riêng bạn.

    Tuy nhiên, nên nhớ rằng những hoạt động này cần có sự liên quan đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ như: Bạn tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Marketing, nhưng chưa từng làm tại bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, bạn đã có cơ hội tham gia vào các chiến dịch, dự án tuyên truyền cho trường, cho câu lạc bộ của bạn thì hãy liệt kê vào nhé.

    Những lưu ý khi đặt các Affiliation trong CV xin việc

    Bí quyết để có một CV hoàn hảo chính là bạn cần biết cân bằng mọi thông tin. Có nghĩa là hãy loại bỏ tất cả những thông tin dư thừa, tập trung vào những thông tin cần thiết liên quan đến vị trí ứng tuyển. Đối với việc đặt các Affiliation trong CV cũng cần phải như vậy.

    Để nhà tuyển dụng có thấy được sự nổi bật, ấn tượng trong CV của bạn hãy khiến họ đọc hãy CV của bạn. Muốn làm được điều đó hãy đưa vào CV những điều mà nhà tuyển dụng quan tâm. Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc hàng trăm CV xin việc kỹ lưỡng nếu của ai cũng giống của ai, lan man không trọng. Vì vậy, hãy nắm bắt đúng trọng tâm vấn đề.

    >> Tham khảo thêm: Trang tim viec lam nhanh có mức lương và phúc lợi tốt

    Một số lưu ý khi đưa các Affiliation trong CV xin việc bao gồm:

    • Nội dung đầy đủ, không dư thừa, đúng trọng tâm

    • Loại bỏ những hoạt động, công việc không liên quan đến vị trí ứng tuyển

    • Đảm bảo nêu bật được đầy đủ những nội dung cần thiết đối với Affiliation như: tên công ty/doanh nghiệp; vị trí công việc; chức danh; thời gian hoạt động; thành tích đã đạt được.

     

    Qua bài viết này đã giúp độc giả hiểu rõ hơn "Affiliation trong CV là gì?". Mong rằng từ những chia sẻ của chúng tôi các ứng viên sẽ có cho mình những kinh nghiệm khi làm CV sao cho hoàn hảo nhất, chúc các bạn thành công!


    your comment
  • Quá tải công việc khiến cơ thể mệt mỏi và mất tập trung. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến quá trình làm việc không đạt hiệu quả. Để có thể vượt qua được áp lực này chúng ta cần phải có mẹo để cố gắng vượt qua hoàn thành tốt công việc. 

    Khi bạn cảm thấy mệt mỏi bạn thường có thói quen uống thuốc giảm đau để đẩy lùi được những cơn đau nhưng tuy nhiên lạm dụng thuốc giảm đau chính là một nguy hiểm lớn. Bất kỳ loại thuốc nào cũng gây ra những tác dụng phụ và có thể khiến tình trạng nhức đầu ngày càng trầm trọng. 

     

    >> Đọc thêm: Mô tả đầy đủ công việc kỹ sư công trình cần đảm nhiệm

     

    Giải pháp tốt nhất trong thời gian này chính là giải tỏa được những căng thẳng bằng những biện pháp thư giãn để nhanh chóng lấy lại cho bản thân cân bằng thể lực và trí tuệ để có thêm năng lượng hoạt động. 

    Tạm thời dừng công việc bạn đang làm

    Điều quan trọng đầu tiên chính là khi bạn cảm thấy nhức đầu, căng thẳng bạn cần phải tránh xa khỏi công việc hiện tại đây chính là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi và xuất hiện những cơn đau. Việc bạn làm là dừng lại mọi thứ bước ra khỏi nơi làm việc trong vài phút để thư giãn đầu óc. 

     

    Hãy nhớ, nếu không hoàn thành công việc ngay lúc này, bạn có thể làm vào lúc khác, còn hơn là cứ ngồi trong phòng cố gắng mà không làm được việc gì hiệu quả.

    Nhắm mắt lại và thư giãn

    Nhắm mắt thư giãn là một biện pháp cực kỳ hiệu quả để giải tỏa căng thẳng. Có thể nhiều người thấy đây là một lời khuyên vô lý nhưng thực tế, cơn đau đầu của bạn sẽ bớt đi rất nhiều nếu bạn áp dụng nó. Khi bị stress, bạn có thể đơn giản chỉ nhắm mắt lại và tưởng tưởng đến những thứ mà bạn yêu thích, có thể là một chuyến du lịch châu Âu hay có anh bạn trai là người nổi tiếng…

    Tránh xa màn hình máy tính

    Đôi mắt là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng khi bạn bị đau đầu do căng thẳng. Nhưng nếu bạn cứ gắng gượng chiến đấu với đống dữ liệu hoặc giải trí bằng cách xem phim hay chơi game thì tình trạng của bạn không những không được cải thiện mà còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

    >> Đừng bỏ lỡ: Các công việc làm tại nhà được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

    Thay vào đó, hãy đứng lên đi lại, tránh xa màn hình máy tính để cho đôi mắt có thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt để trợ giúp cho đôi mắt của bạn.

     

    Bạn nên thực hiện chúng 10 lần để giúp các cơ thư giãn và nhanh chóng thoát khỏi căng thẳng.

     


    your comment
  • Phỏng vấn tiếng Anh là "interview". Ngoài khái niệm phỏng vấn tiếng Anh là gì, bài viết này sẽ gửi đến bạn bộ câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh cực hữu ích!

    Phỏng vấn tiếng Anh là gì?

    Bạn có biết phỏng vấn tiếng Anh là gì? Từ phỏng vấn trong tiếng Anh là "interview". Interview bản thân nó vừa là danh từ chỉ cuộc phỏng vấn lại vừa là động từ chỉ hành động phỏng vấn.

    Interview cũng là một từ có nhiều mặt nghĩa khác nhau, nghĩa đầu tiên của nó là chỉ cuộc phỏng vấn xin việc. Nghĩa tiếp theo dùng để chỉ cuộc phỏng vấn của người nổi tiếng với báo chí. Ngoài ra, nó còn có nghĩa là hành động tra hỏi của cảnh sát để kết luận xem ai là tội phạm. Tuy có nhiều nghĩa nhưng nghĩa chính và thường được sử dụng nhiều nhất của "interview" vẫn là hành động phỏng vấn hoặc cuộc phỏng vấn.

    >> Tìm hiểu thêm: Những thông tin hữu ích xoay quanh nghề thông dịch viên

    Một số câu hỏi phỏng vấn trong tiếng Anh và cách trả lời phỏng vấn xin việc tiếng Anh

    Bạn đã nắm được phỏng vấn tiếng Anh là gì, vậy thì chắc hẳn bạn cũng sẽ quan tâm đến câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh dưới đây. Câu trả lời tham khảo cũng sẽ được gửi đến bạn ngay bên dưới!

    Can you introduce yourself/Tell me about yourself?

    Đây là câu hỏi yêu cầu ứng viên tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh. Hãy tận dụng cơ hội này để show ra kinh nghiệm làm việc cũng như các sở trường, thế mạnh của bản thân nhé! Nhớ chỉ tập trung vào những thông tin cần thiết chứ đừng kể lể dài dòng.

    Why do you want this job?

    "Tại sao bạn muốn chọn công việc này?" là câu hỏi mà nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi bạn. Bạn cần trả lời chân thực nhưng vẫn đủ khôn khéo để thể hiện nhiệt huyết với công việc bạn muốn nhận này. Dưới đây là câu trả lời tham khảo dành cho bạn:

    "There are two reasons why I want this position. First, I have the necessary skills and experiences for the job. I also have profound knowledge of the industry and market, which can provides great advantages in developing ABC's business. Second, I adore ABC style of working and I'd love to be a part of ABC" (Có 2 lý do tôi muốn chọn vị trí này. Thứ nhất, tôi có đầy đủ kinh nghiệm cũng như kỹ năng cần thiết về loại hình công việc này. Tôi còn có vốn hiểu biết sâu rộng về công nghiệp và thị trường - điều này là lợi thế lớn đối với công việc kinh doanh của ABC. Thứ hai, tôi luôn thích môi trường làm việc ở ABC và mong muốn trở thành 1 thành viên trong đó).

    >> Đọc thêm: Cơ hội việc làm phiên dịch đang được các công ty đăng tuyển

     

    Bài viết trên đây cũng đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm phỏng vấn tiếng Anh là gì cũng như một vài câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh mà các ứng viên thường gặp khi đi xin việc. Chúc bạn thành công trên con đường tìm công việc mơ ước nhé!


    your comment
  • Tăng cường sức khỏe và tinh thần là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả làm việc của dân văn phòng. Để làm được điều này, dân văn phòng có thể thực hiện một số thói quen sau. Những thói quen này khá đơn giản và bạn hoàn toàn có thể thực hiện mỗi ngày. Hãy thêm ngay chúng vào danh sách những thói quen nên làm ở văn phòng để cải thiện sức khỏe của mình nào!

    Tự chuẩn bị cơm trưa

    Tự chuẩn bị cơm trưa sẽ giúp bạn kiểm soát lượng chất dinh dưỡng và calories nạp vào cơ thể mỗi ngày. Từ đó, thói quen này sẽ giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và lượng calories cần thiết. Ăn trưa theo cách này cũng giúp hạn chế một số vấn đề về tiêu hoá do thực phẩm không đảm bảo từ các bữa ăn bên ngoài gây ra. Không chỉ có lợi cho sức khoẻ, ăn trưa tại văn phòng cũng giúp bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi và thúc đẩy tinh thần tỉnh táo hơn.

    >> Cập nhật nhanh: Cơ hội việc làm nhà báo ở nhiều vị trí đang chờ bạn ứng tuyển

    Ngủ trưa đúng cách

    Một giấc ngủ ngắn mỗi trưa sẽ rất cần thiết để giúp bạn lấy lại tinh thần làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, việc ngủ không đúng cách lại dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu… Bạn nên tránh ngủ ở các tư thế không thoải mái như nằm gục xuống bàn, ngủ ngồi trên ghế… Bạn cũng nên tránh ngủ quá lâu vào buổi trưa, bởi đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu.

    Thường xuyên vận động giữa giờ làm

    Thói quen lười vận động và ngồi quá lâu sẽ gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe. Bạn có thể dễ gặp phải các tình trạng như đau lưng, tê mỏi chân, béo bụng… Lúc này, việc thường xuyên vận động giữa các giờ làm sẽ giúp loại bỏ tình trạng trên tốt hơn. Vận động thường xuyên cũng giúp cơ thể không phải ngồi quá lâu trong một tư thế và hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu. Thực hiện một vài động tác nhẹ nhàng hay đi bộ cũng giúp cơ thể hoạt động nhiều hơn.

    Ăn vặt lành mạnh

    Ăn vặt là thói quen thường thấy của dân văn phòng, tuy nhiên thói quen ăn vặt thiếu lành mạnh sẽ không có lợi cho sức khỏe. Ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm không đảm bảo… là nguyên nhân gây ra các vấn đề như mụn trứng cá, béo bụng hay các vấn đề về tiêu hóa.

    Ăn vặt theo cách lành mạnh sẽ giúp cung cấp năng lượng để bạn làm việc hiệu quả hơn. Một số đồ ăn vặt như các loại hạt, sữa chua, trái cây… khá lành mạnh và nên được ưu tiên dùng như các bữa phụ giữa giờ làm.

    >> Đọc thêm: Những tố chất cần có để trở thành một nhà báo chuyên nghiệp

    Nghe nhạc đúng cách

     

    Nghe nhạc là một trong những cách giúp tinh thần thư giãn và thoải mái. Chúng cũng có tác dụng tăng cường cảm xúc tích cực có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên tránh các thói quen nghe nhạc như nghe liên tục trong nhiều giờ hay bật âm lượng quá to. Những thói quen này sẽ khiến bạn phải đối mặt với tình trạng đau đầu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến thính giác.


    your comment
  • Hãy nên nhớ rằng, khác với những vị trí công việc bình thường, đối với vị trí quản lý, điều hành thường sẽ luôn có những yêu cầu và đòi khắt khe. Chính  vì vậy, nếu như không tự mình tạo ra một bản CV ấn tượng, thì gần như bạn đã tự tay đánh trượt bản thân khỏi vị trí mà bạn đáng ra được nhận.

    >> Tìm hiểu thêm: Trong mô tả công việc chăm sóc khách hàng thì cần yêu cầu những kỹ năng gì?

    Nên hoàn thiện CV thế nào?

    Điểm đầu tiên đó là một  bản CV sẽ được làm theo dạng "liệt kê những thành tích" thường là kiểu kinh điển, chính là điểm then chốt của một bản CV xin việc đơn thuần. Đó sẽ có thể là những thông tin chỉ ra rằng tôi đã sở hữu nhiều sáng kiến vô cùng  tiết kiệm cho doanh nghiệp cũ bao nhiêu tiền và như thế nào, mức thu nhập của tôi đã tăng ra làm sao, tôi đã có những đề xuất cũng như ý tưởng để thực hiện một dự án tốt đến mức nào...vv

     

    Thế nhưng, một bản CV cho người ở vị trí quản lý điều hành lại sở hữu điểm khác cơ bản. Thay vì chỉ chăm chăm vào những thành tích mà mình đã có được, ứng viên cũng sẽ phải "bóng gió" cho những nhà tuyển dụng thấy điều đó qua CV về năng lực điều hành để đi tới thành quả là lợi nhuận đó và khả năng định hướng, tầm nhìn (cùng với nhiều kỹ năng mềm khác nữa) đã mang ứng viên tới với thành công. Đương nhiên trong đó cũng sẽ nhấn mạnh tới kỹ năng tổ chức công việc của ứng viên!

     

    Những vị sếp tương lai cũng sẽ luôn mong muốn được nhìn thấy rõ nét về khả năng của bạn, ở vai trò là quản lý trong doanh nghiệp của họ. Chính vì vậy, tốt nhất ngoài việc sáng tạo ra một CV thay lời giới thiệu một cách hoàn mỹ về năng lực, bạn cũng cần phải biết cách tổng những các kỹ năng và thành tựu có được nhưng dưới góc nhìn cho nhà tuyển dụng thấy những ý niệm nhất định về kỹ năng gây ảnh hưởng với nhân viên cấp dưới của bạn.

    Nhà tuyển dụng sẽ cần gì ở vị trí “quản lý, điều hành”?

    Có tầm nhìn xa trông rộng: Một người giàu sự sáng tạo, có tầm nhìn xa trông rộng sẽ luôn là thách thức với cách làm việc đã cũ kỹ và cũng sẽ là người sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn cũng như mạo hiểm nhất!

     

    Có kỹ năng hoạch định chiến lược, hành động một cách khôn khéo và có khả năng thúc đẩy người khác - đó sẽ chính là tố chất của những nhà lãnh đạo.

     

    Tác phong chuyên nghiệp trong công việc: Người đừng ở vai trò điều hành hẳn phải là người có thể hiểu được những giá trị của sự trung thực, có trách nhiệm và chữ Tín trong môi trường kinh doanh.

     

    >> Đọc thêm: Các công ty, doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng chăm sóc khách hàng

     

    Uy tín: Sự khôn ngoan trong việc thu hút người xung quanh, luôn nhận được sự kính nể của người khác trong mỗi lần xuất hiện và khả năng trời phú trong việc thu hút người đối diện, đây chính là tố chất cần với người đảm nhận vị trí điều hành!


    your comment


    Follow this section's article RSS flux
    Follow this section's comments RSS flux